27 thg 11, 2012

LẮNG NGHE THẤU CẢM





HƠN CẢ LẮNG NGHE CHỦ ĐỘNG
Lắng nghe thấu cảm là một phương pháp lắng nghe và đặt câu hỏi giúp bạn chiếm được tình cảm của người khác thông qua việc thông cảm và thấu hiểu những gì họ nói.
 Ta có thể hiểu đây là một cấp độ cao hơn của việc lắng nghe chủ động.

TẠI SAO PHẢI NHỜ CẬY PHƯƠNG PHÁP NÀY ?
Sử dụng phương pháp này hiệu quả cùng với sự chân thành sẽ giúp bạn gây được niềm tin với đồng đội cũng như giúp bạn giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề một cách nhẹ nhàng.

SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Kiên nhẫn lắng nghe từng lời người khác nói ngay cả khi không hẳn bạn đồng ý với họ. Một điều quan trọng là bạn cần thể hiện cho họ thấy được sự đồng thuận của mình bằng một vài câu nói đơn giản như “Tôi hiểu” hoặc “Ra vậy”
Cố gắng nắm bắt được cảm giác của người nói, đồng thời cũng phải để tâm đến nội dung mà họ kể.
Tưởng tượng như bản thân mình là một tấm gương, phản chiếu được cảm xúc và suy nghĩ của người đó.
Trong lúc khuyến khích họ kể tiếp, bạn cũng cần tóm tắt cho họ câu chuyện mà bạn đã tiếp thu. Kiểu như “Anh cảm thấy vai trò của anh trong nhóm không được nổi trội hả?” hay “Có phải anh cho rằng mình đã phí phạm tài năng ở nơi này không?”, hoặc “Bị đánh giá thấp chắc buồn lắm nhỉ?”. Bạn phải nói những điều tương tự như trên một cách thật trung lập để không dẫn họ đến kết luận của chính bạn.
Nhiệm vụ của một người lắng nghe thấu cảm là giữ cho đối tượng thoải mái và không rơi vào trạng thái đề phòng. Để làm được điều này, chúng ta cần tránh hỏi thẳng, tranh luận với họ hoặc tranh cãi về vấn đề. Những điều đó hãy để sau, điều quan trọng trước mắt là tập trung tuyệt đối về câu chuyện và cảm nhận của người kể.
Khi họ đề cập đến một chi tiết đòi hỏi chúng ta đồng cảm, hãy đơn giản lặp lại câu nói của họ như một câu hỏi. Ví dụ, nếu họ bảo rằng :”Tôi không hài lòng với công việc hiện tại”, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn bằng cách đáp lại :”Anh nói anh không hài lòng với công việc hiện tại?”. Chỉ một chút động viên như vậy sẽ cho kết quả thần kỳ, giống như khơi tảng đá để cho dòng chảy được tuôn trào, đối tượng sẽ cảm thấy an tâm để giãi bày cùng bạn.
Cũng cần để ý đến những gì không được nhắc đến. Thông thường những gì người khác giấu cũng quan trọng không kém những gì họ kể.
Nếu người kể muốn bạn đồng cảm nơi với họ, hãy nhớ là phải thật chân thành tận đáy lòng. Tuy vậy, bạn cũng nên hạn chế nói những câu tác động đến suy nghĩ của họ hoặc ngăn chặn bạn trong việc tìm hiểu sâu xa vấn đề.

LỜI KHUYÊN:
Hãy giữ cho cái đầu của bạn thật tỉnh táo và đừng để bị cuốn theo cảm xúc của người kể.
Nằm lòng một điều: Thấu hiểu trước, đánh giá sau.
Cuối cùng, nhớ rằng: bằng cách lấy gây được niềm tin của đối tượng, bạn đã có thể khiến họ bộc lộ tâm can của mình. Qua đó, bạn bảo đảm được kết quả tốt đẹp cho bản thân bạn, cho đồng đội của bạn cũng như cho công ty của bạn cùng những nhân viên tại đó.
Đừng quên “một lần bất tín, vạn lần bất tin”.

VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH:
Với cương vị quản lý, John tự hào về việc anh ta luôn sát cánh cùng đồng đội và duy trì chính sách mở cửa cho họ. John cảm thấy bản thân anh ta hiểu khá rõ về từng thành viên và luôn sắp xếp những cuộc đối thoại cá nhân với họ, không chỉ là về công việc mà còn trong cuộc sống.
Gần đây anh nhận thấy tiến độ công việc của Natalie có vẻ tụt hậu so với cả đội. Cô tỏ ra xao nhãng trong lúc họp cũng như không đưa ra được ý kiến nào hữu ích cho kế hoạch.
John hỏi thăm Natalie liệu cô có đang không ổn không. Natalie tỏ ra khá đề phòng, cô nói: “Anh hỏi làm gì? Tôi ổn.”
Vài tuần nữa trôi qua và Natalie vẫn cứ thế, John bắt đầu lo lắng bởi Natalie chính là sức mạnh của cả đội.
John đã phải nhờ cậy tới phương pháp lắng nghe thấu cảm để tìm hiểu nguyên nhân tại sao chất lượng công việc của Natalie lại tụt dốc không phanh như vậy. Và John tìm được câu trả lời, nhưng nó lại không hề liên quan gì tới công việc.
John cho triệu tập Natalie tới văn phòng. Anh chỉ đơn giản hỏi rằng liệu anh có giúp gì được cho cô không. Anh lắng nghe từng lời Natalie nói đồng thời lưu ý tới những gì cô không đề cập. Anh cẩn thận không làm gián đoạn lời kể của cô. Sau đó John mới hiểu được rằng Natalie đang trải qua một giai đoạn khó khăn, vừa có một cuộc hôn nhân đổ vỡ, vừa phải chăm sóc cha mẹ già đau bệnh.
John để ý tới ngôn ngữ cơ thể của Natalie, cô ấy cúi đầu và mắt nhìn xuống. Trông cô ấy hoàn toàn suy sụp.
Sau khi để Natalie trút hết tâm can ra với mình, John tỏ thái độ an ủi và không phán xét. Anh đề nghị gỡ bỏ tạm thời một phần gánh nặng công việc cho Natalie để cô toàn tâm toàn ý giải quyết khó khăn trước khi cô lấy lại được phong độ cũ. Anh cũng nhắc cho cô biết về những ưu đãi mà bộ phận nhân sự có thể dành cho cô như đưa ra lời tư vấn, kế hoạch tài chính… vân vân.
Quan trọng không kém, John giữ bí mật về cuộc nói chuyện này. Anh hứa với Natalie đây là chuyện giữa hai người với nhau, và động viên Natalie cập nhật cho mình tình hình đều đặn. John cho phép cô lưu lại buổi tư vấn mà cô đã lên kế hoạch thông qua bộ phận nhân sự của công ty.
John quan tâm tới nỗi thống khổ của Natalie và lắng nghe cô ấy một cách đầy cảm thông. Kết quả: Natalie chỉ tốn một tháng để lấy lại cân bằng và khi trở lại cô đã làm việc với một thái độ hăng say hơn bao giờ hết, và không cần phải nói, sợi dây gắn bó giữa Natalie với John, với đội và với công ty đã ngày càng bền chặt.

ĐIỂM CỐT LÕIi:
Người lắng nghe thấu cảm đóng vai trò một người hỗ trợ. Mức độ thành công được dựa trên khả năng “đưa thông tin ra ngoài ánh sáng” của bạn.
Lắng nghe cẩn thận, không phán xét, và nhắc lại những câu then chốt đúng lúc để khuyến khích người khác giãi bày tâm sự. Bạn cũng dành sự quan tâm tương tự với những điều không được kể, và những điều đang được kể cộng với cảm xúc và ngôn ngữ co thể của người kể.
Và khi đã gây được lòng tin nơi họ, hãy tôn trọng điều đó.

(sưu tầm)


20 thg 11, 2012

DÁN NHÃN CHO NHỮNG NGUỒN LỰC

NGUỒN LỰC LÀ CÁC KỸ NĂNG: Thái độ,năng khiếu, cảm xúc, kiến thức giúp chúng ta thực hiện những điều mình muốn, trở thành người mình muốn. Đó là khả năng và tiềm năng bên trong con người, dù chúng ta nhận ra nó hay không.
Đa số chúng ta ít nghĩ về sự kết hợp của các phần tử tạo thành bầu không khí ta thở hoặc về trọng lực trái đất giữ ta không bị hút vào khoảng không. Điều này cũng tương tự như nguồn lực cá nhân.

Hãy nghĩ về những nguồn lực mà bạn đang sở hữu. Chẳng hạn bạn có thể xoay sở tổ chức một bữa tiệc ngoài dự tính trong khi nhiều người khác bối rối và nhăng xị lên. Bạn gọi đó là TỰ TIN? THƯ GIẢN? DỄ CHỊU? THÂN THIỆN?

Kể cả khi bạn không đánh giá cao những nguồn lực mình đang có thì cứ đặt tên cho nó. Bạn nghĩ Tự tin là nguồn lực giúp bạn tập trung thì hãy đặt tên cho nó để khẳng định rằng bạn đang sở hữu nguồn lực này. Hoặc bạn không nghĩ việc Có trách nhiệm là nguồn lực thì bạn cứ đặt tên và bỏ nó sang một bên để từ từ làm quen với nó.

Chính các nguồn lực đã và đang giúp bạn có được sự quyết tâm, bình tĩnh, nhạy bén,.. để chinh phục những trở ngại, giải tỏa chán nản và giúp đỡ ai sắp bỏ cuộc giữa chừng. Hãy làm chủ các nguồn lực các bạn nhé!

Bài tập:
1. Nghĩ về một việc bạn có thể thực hiện được một cách dễ dàng.
2. Giả vờ mình là một người khác, chuyển đổi vị trí của bạn để bạn có thể thấy được mình đang làm gì
3. Từ góc nhìn của người này bạn hãy xem xét việc mình đang làm và miêu tả lại nó như thế nào
4. Cho phép người đó tìm và đặt tên cho nguồn lực đã giúp bạn thực hiện công việc một cách dễ dàng đó
5. Trở về vị trí ban đầu và lại là mình. Xem xét cái tên mà nguồn lực kia được gắn vào. Đó có phải là nguồn lực bạn đang có hay không? Khi nào nó hữu ích với bạn?
6. Cứ lặp lại 5 bước trên cho đến khi bạn có 3 hoặc 4 nguồn lực và viết ra thành một danh sách.
7. Hỏi người khác về những nguồn lực mà họ thấy ở bạn. Suy nghĩ xem bạn có đánh giá cao cái nào và viết vào danh sách.
8. Nhìn vào danh sách đó hằng ngày để bạn biết được những nguồn lực mình đang có để có thể đem ra sử dụng bất cứ lúc nào.

14 thg 11, 2012

TÓM LƯỢC VỀ Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ SỰ PHẢN HỒI


1. SỰ KẾT NỐI: Thu hút được sự chú ý của người đối diện và tạo ra bầu không khí tin cậy
2. HƯỚNG VỀ NGƯỜI KHÁC: Chú ý đến người khác, vì lợi ích của người khác
3. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG: Hướng sự chú ý có nhận thức của bạn ra thế giới bên ngoài, đặc biệt với những người mà bạn đang tương tác.
4. QUAN SÁT: Quan sát dữ liệu giác quan và đo lường những gì cố định, những gì thay đổi
Quan sát sự biến đổi và cố dịnh trong dáng vẻ, nét mặt, cơ bắp căng cứng/ thả lỏng, cử chỉ và chuyển động mắt.
Lắng nghe sự thay đổi và cố định trong cường độ, âm lượng và nhịp điệu, tốc độ nói và ngôn ngữ giác quan
5. HỆ THỐNG BIỂU HIỆN: Những bộ lọc giác quan dùng để kiểm soát đầu vào từ bên ngoài và hệt thống giác quan mà con người dùng để miêu tả những trải nghiệm của mình.
Ngôn ngữ giác quan: thị giác, thính giác hoặc cảm giác và những dấu hiệu cho biết người đó suy nghĩ như thế nào
Chuyển động mắt: một chỉ thị khác cho biết các người đó suy nghĩ.
6. ĐỒNG ĐIỆU VỀ HÀNH VI: Sử dụng cùng một giọng điệu, âm lượng hoặc nhịp độ, tư thế hoặc ngôn ngữ giác quan như người đối diện đang dùng (điều này giúp ta tăng sự kết nối)
7. TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT: Quá trình nhận thức tự động khiến con người chú tâm đến những điểm tương đồng với những gì họ đã biết, từng trải nghiệm hoặc nhận ra sự khác nhau.
8. DIỄN ĐẠT LẠI Ý: Tóm tắt lại những điều người kia bày tỏ theo cách nói của bạn, nhưng sử dụng lại những từ/ cụm từ khóa của người kia bằng câu dạo đầu như sau: “Nếu tôi hiểu đúng ý anh/chị thì...”
9. ĐỒNG ĐIỆU VÀ DẪN DẮT: Dùng những kỹ năng tạo sự kết nối để hòa hợp với người kia (đồng điệu) và hướng người đó đến một nhận thức, suy nghĩ hoặc hành vi khác bằng cách thay đổi ngôn ngữ, giọng điệu, dáng vẻ hoặc tư thế của bạn (dẫn dắt)

8 thg 11, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 9)

ĐỒNG ĐIỆU VÀ DẪN DẮT

Khi bạn thấy hai cô gái nhỏ cùng nhau nhảy chân sáo trên đường, bước nhảy của chúng nhịp nhàng và tương tự nhau, bạn sẽ biết ngay rằng chúng rất hợp nhau.
Một người mẹ và đứa con bé bỏng ngồi chơi trên xích đu. Bé gái mấy thảng tuổi chưa biết nói nhưng đang cố gắng nói chuyện với mẹ, cái miệng nhỏ xíu chúm chím, đôi mắt hết sức tập trung, chăm chú nhìn mẹ. Còn người mẹ thì cũng làm theo cử chỉ của con gái, cô cũng há miệng, khép miệng như con.
Đó chính là SỰ ĐỒNG ĐIỆU

Đồng điệu nghĩa là hòa được vào cảm xúc, suy nghĩ của anh ấy/cô ấy tại thời điểm hiện tại. Điều này có nghĩa là bạn điều chỉnh bản thân cho người khác, nhìn nhận thế giới theo cách riêng của cô ấy/ anh ấy. Bạn làm theo, bắt nhịp, nói cùng một thứ tiếng, về cùng một chủ đề, với cùng một tâm trạng. Điều này sẽ thiết lập và duy trì cảm giác kết nối mạnh mẽ.

Người mẹ cử động đôi môi gần giống với con rồi cô nói "ma-ma", môi mím lại rồi bật ra thành từng âm tiết rõ ràng. Đứa bé chăm chú nhìn, cố gắng bắt chước mẹ. "Mmm", đứa bé phát ra tiếng "Mmm". Đó chính là DẪN DẮT.

Dẫn dắt nghĩa là lái người đối diện sang một đề tài khác, một quan điểm, ngôn ngữ, nhịp điệu, tâm trạng, tốc độ hoặc dáng vẻ khác.

Một khi đồng điệu với người khác, bạn đã sẵn sàng hướng dẫn người đó đến một nơi khác, một điều gì khác, một suy nghĩ hoặc hành vi khác. Đặc biệt, điều bạn làm sẽ thay đổi những khuôn mẫu mà người kia đang sử dụng. Bạn có thể đồng điệu với trải nghiệm của họ thông qua ngôn ngữ, tư thế, giọng nói và nhịp độ. Sau đó bạn có thể dẫn dắt người đó sang cách nhận thức khác bằng cách thay đổi ngôn ngữ, dáng vẻ và giọng nói của bạn, từ đó chuyển hóa trải nghiệm của họ.

Mọi giao tiếp đều là sự chuyển động - gửi đi, nhận lại, rồi lại gửi đi thành một vòng tuần hoàn không ngừng trong các mối quan hệ tương tác lẫn nhau - và nó phụ thuộc vào việc kết nối. Nếu thiếu đi sự tôn trọng dành cho đối tượng giao tiếp và sự quan tâm thật lòng về những vấn đề mà người ấy gặp phải, sự kết nối của bạn chỉ như làn khói mỏng manh và bất cứ điều gì bạn cố công gây dựng đều tan biết nhanh chóng.

7 thg 11, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 8)

DIỄN ĐẠT LẠI Ý

Bạn biết mình đang nói những gì. Bạn biết cách truyền tải thông điệp của mình đến người khác. Bạn cũng học được cách mở rộng phương tiện giao tiếp, bằng việc đồng điệu tư thế, giọng điệu và ngôn ngữ của đối tượng. Nhưng cong việc giao tiếp ngược lại thì sao? Bạn có chắc là mình hiểu được thông điệp của họ không?


Cách đơn giản nhất và trực tiếp nhất để xác định liệu bạn có hiểu điều người kia nói hoặc muốn nói hay không là diễn đạt lại ý của họ theo cách hiểu của bạn. Đó là cách dễ dàng nhất để kiểm tra xem việc giao tiếp của bạn có được hiểu đúng hay không.

Đây chính là lúc chúng ta sử dụng những kỹ thuật giao tiếp hiệu quả đã được thảo luận ở trên. Đây là cách giúp bạn xem xét lại giọng điệu, nhịp độ và dáng điệu, đánh giá ngôn ngữ giác quan và sử dụng những từ ngữ thể hiện sự tương đồng và khác biệt.

Diễn đạt lại ý là tóm tắt những điều người kia nói theo cách của bạn, nhưng vẫn dùng những từ và cụm từ quan trọng của người kia. Bạn nên nhớ, điều cốt lõi của việc diễn đạt lại ý này là để bạn chắc chắn rằng mình hiểu đúng điều người đối diện muốn nói. Bằng cách diễn đạt lại ý bạn còn tạo sự kết nối với người đó, nhất là khi bạn đồng điệu với họ về ngôn ngữ lẫn giọng nói, nhịp độ và dáng điệu.

Việc diễn đạt lại ý không có nghĩa là bạn thất bại trong giao tiếp. Trái lại nó có thể mở ra nhiều cơ hội giao tiếp hơn, thiết lập một khuôn mẫu và nền tảng tuyệt vời cho việc giao tiếp vui vẻ, hiệu quả và thắt chặt mối quan hệ.

6 thg 11, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 7)

NHẬN BIẾT VỀ ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ TƯƠNG ĐỒNG

Chúng ta thường mã hóa và lưu trữ thông tin thông qua hệ thống giác quan của mình và mỗi người đều có xu hướng thiên về một giác quan nào đó.
- Đến dự một bữa tiệc thì người thiên về thị giác sẽ thấy một không gian nhiều màu sắc, ánh sáng rực rỡ, trang phục lộng lẫy,...
- Người thiên về thính giác thì tập trung vào tiếng động, âm nhạc, những câu chuyện, tiếng cười,...
- Người thiên về cảm giác cảm nhận sự gần gũi giữa đám đông, những cặp đôi ôm nhau nhảy, hơi ấm của những cơ thể chuyển động cùng nhau, cử chỉ khi họ nói...

Não bộ xử lý thông tin thành 2 loại: tương đồng và khác biệt
Điều này có nghĩa bạn nhận ra thứ này giống với hoặc tương tự một thứ khác, hoặc bạn để ý nó khác với những thứ khác.
Ví dụ: 1 ly nước

- Có người thì nhận định rằng ly nước bị vơi đi 1 nửa
- Có người thì nhận định khác châm thêm 1 nửa nữa là ly nước sẽ đầy

Đó là sự khác biệt và tương đồng đó các bạn. Bạn không thể quyết định việc mình lưu ý sự giống nhau hoặc khác nhau, đây là quá trình nhận thức tự động, một trong những cách tổ chức thông tin của não bộ. Ly nước nửa vơi hay nửa đầy? Hôm nay trời nhiều mây hay ít nắng?

Hiểu về những khác biệt trong quá trình xử lý thông tin có thể giúp bạn tránh được thất bại thường gặp trong giao tiếp. Nắm được sự khác biệt cơ bản trong nhận thức giữa người này với người kia là điều không thể thiếu trong mọi loại hình giao tiếp, cá nhân cũng như công việc.

Nếu một người xem việc người khác chỉ ra sự khác biệt là công kích cá nhân, điều đó có thể gây ra sự hiểu lầm nghiêm trọng, tuy vậy đó là điều hoàn toàn tránh được, gân như không để lại bất cứ rắc rối nào.

Bạn có thể nhận viết một người nào đó thuộc tuyps người khác biệt hay tương đồng bằng cách lắng nghe những từ khóa mà họ nói:
                     TƯƠNG ĐỒNG                               KHÁC BIỆT
                     Giống                                                  Vâng, nhưng
                     Giống y chang                                      Kiểu vậy
                     Tương tự                                             Một ví dụ của
                     Phù hợp                                               Tôi không biết
                     Bằng                                                    Không tồi
                     Cũng vậy                                             Chắc là chưa đủ
Ví dụ:
- Với một người khác biệt thì bạn nên nói: "Chắc hẳn đã có lúc anh cảm thấy hài lòng với việc mình làm, TÔI KHÔNG BIẾT liệu anh có nhớ về một thời điểm mà anh cảm thấy tích cực không?" và điều này sẽ làm cho họ hứng khởi và trả lời "Chắc chắn rồi@
- Với người tương đồng thì bạn nên đi thẳng vào vấn đề "Cũng GIỐNG như năm ngoái, khi anh có cảm giác TƯƠNG TỰ như bây giờ và cuối cùng chính anh không ngờ nỗi mình đã xoay sở mọi việc tốt đến thế" và người này chắc hẳn sẽ vui lên và trả lời "Đúng thế, tôi đã vượt qua mọi trở ngại, tôi có sự tự tin và tôi sẽ làm như vậy"

Chúc các bạn vận dụng vào thực tế để có được trải nghiệm thú vị và học hỏi được nhiều điều mới mẻ nhé. Chúc các bạn thành công!

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những bài viết khác tại đây!

5 thg 11, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 6)

CHUYỂN ĐỘNG MẮT

Bạn có thể biết một người sử dụng hệ thống biểu hiện nào bằng cách lắng nghe ngôn từ họ sử dụng. Bạn cũng có thể đọc đuơcj người khác dùng hệ thống nào để tư duy bằng cách theo dõi chuyển động mắt của người ấy.

Khi người ta suy nghĩ, mắt họ thường chuyển động không phải là để ngắm nhìn sự vật mà đang đi sâu vào tâm trí để ghi nhớ, suy sét hoặc đưa ra một quyết định. Chuyển động của mắt có liên quan đến hệ thần kinh. Chúng cho biết người kia đang suy nghĩ như thế nào, bộ não xử lý những suy nghĩ này dưới dạng: hình ảnh, âm thanh, ngôn từ và cảm xúc.

Sơ đồ này áp dụng cho người thuận tay phải

Khi mắt nhìn lên, nghĩa là bạn đang hình dung. Nhìn sang hai bên nghĩa là bạn đang lắng nghe. Nhin xuống về phía bên trái, bạn đang nói chuyện với bản thân. Nhìn xuống về phía bên phải nghĩa là bạn đang kết nối với cảm xúc của mình.

Bạn có thể học cách quan sát chuyển động mắt để xác định cách suy nghĩ của người đó và làm theo họ để biết được tâm trí họ đang ở đâu - nghĩa là bạn có thể hướng họ đến một nơi nào đó, dẫn dắt họ đi từ quá khứ đến tương lai, từ thính giác sang thị giác; hoặc bạn muốn người ấy nắm bắt một thông tin mới, có thể bạn phải tách họ ra khỏi cảm xúc của bản thân họ trước đã.

Nếu bạn nói chuyện với người khác theo cách mà họ tự nói chuyện với chính mình, bạn sẽ được lắng nghe, tin tưởng và chắc chắn là được tôn trọng.

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những bài viết hay tại đây.

3 thg 11, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 5)

HỆ THỐNG BIỂU HIỆN

Con người không ai giống ai. Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta không ai giống ai chính là các hệ thống biểu hiện. Đó là những cổng giác quan mà chúng ta dùng để tìm hiểu thế giới - để suy nghĩ - cảm nhận - ghi nhớ - sắp xếp thông tin.

Về cơ bản chúng ta suy nghĩ bằng hình ảnh, âm hanh và cảm giác đôi khi có cả khướu giác và vị giác. Vậy có cách nào để bạn truyền đật thông điệp của mình đến một người có vẻ như không nghe bạn nói,hoặc dường như không hiểu những gì bạn đang bày tỏ không?


Bạn hãy biến điều mình nói qua ngôn ngữ giác quan. Nếu người ta dùng ngôn ngữ thị giác thì bạng dùng ngôn ngữ thị giác. Nếu người ta dùng ngôn ngữ thính giác thì bạn dùng ngôn ngữ thính giác,...Ví dụ:
- A: Anh có thấy điều gì đó là sai không? (Từ "thấy" là tự thuộc thị giác)
- B: Tôi thấy điều anh muốn nói.
- A: Tôi nghe rồi
- B: Tôi rất vui vì đã nghe thấy nhau

Mỗi khi bạn nghe một ai đó dùng từ ngữ ám chỉ giác quan như trên, như vậy họ đang suy nghĩ bằng một hệ thống biểu hiện cụ thể nào đó. Và bạn đáp lại loại ngôn ngữ giác quan của họ thì bạn sẽ mang lại cho họ cảm giác kết nối mạnh mẽ.

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẽ những bài viết hay khác tại đây!

26 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 4)

QUAN SÁT (Việc quan sát khơi dậy sức mạnh trong ta)
Nếu bạn muốn biết điều gì đang xảy ra, người khác đang có tâm trạng gì, bằng cách nào bạn có thể thu hút được sự chú ý của người đối diện, bạn phải để tâm đến từng biểu hiện trong hành vi của họ.

Quan sát chính là xem xét, xác định mức độ chênh lệch hoặc khác biệt so với tiêu chuẩn hoặc tiêu chí thông thường. Nhưng làm thế nào để bạn quan sát được suy nghĩ của người khác? Cảm xúc? Liệu có cách nào tôi chỉ nhìn thấy bạn là biết được chiều hướng suy nghĩ của bạn không?...

Quan sát nghĩa là biết cách đọc người khác - đơn giản chỉ là việc luôn sẵn sàng, tò mò ghi nhận từng manh mối, dấu hiệu và dữ kiện từ phía người kia mà không suy diễn hay phán xét - chỉ đơn giản là tiếp nhận thông tin. Điều này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn trở nên linh hoạt hơn, có sức thuyết phục hơn trong giao tiếp.

Đọc được những biểu hiện trong hành vi là con đường nhanh nhất để tiếp cận người khác và cảm nhận được những gì họ muốn nói.

CÁCH QUAN SÁT;
1. Quan sát những thay đổi trong:
- Cử chỉ, điệu bộ
- Dáng vẻ
- Những nếp nhăn trên mặt
- Màu sắc của phần mặt và cổ
- Độ căng hoặc thả lỏng của các cơ bắp
- Độ khép mở hoặc mở mắt
- Môi giãn ra hay mím lại
- Hơi thở nhanh hay chậm, sâu hay nông

2. Lắng nghe những thay đổi về:
- Âm lượng
- Âm điệu
- Tốc độ
- Những chỗ ngắt quãng
- Nhịp điệu

Quan sát người khác không chỉ là một trong những hoạt động lôi cuốn nhất và cực kỳ hấp dẫn nhất trong việc thiết lập nền tảng vững chắc trong giao tiếp. Chỉ khi nào bạn có thể để ý đến đối tượng mà bạn không đưa ra những phán xét chủ quan về ý nghĩa của những điều đó, bạn mới có thể khiến đối tượng chú ý đến mình.

Quan sát, đơn giản là nhìn và lắng nghe những điều ngay trước mặt bạn.

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những bài viết khác tại đây!

25 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 3)

Để giao tiếp thành công thì trước hết bạn cần khai thông mối liên kết giữa bạn và người đối diện, đồng thời thiết lập nền tảng cho sự giao tiếp. Có nghĩa là bạn phải thu hút sự chú ý của người kia.

Nếu đối tượng giao tiếp không sẵn lòng nghe bạn nói, thì cũng chẳng đi đến đâu, dù bạn có thông minh,nổi bật, hoặc vui vẻ, gây ngạc nhiên đến mấy chăng nữa.

Quy luật đầu tiên trong giao tiếp hiệu quả là thu hút sự chú ý của người kia. Và để làm được điều đó bạn phải TẠO SỰ KẾT NỐI.

TẠO SỰ KẾT NỐI là khả năng thu hút được sự chú ý của đối tượng và tạo dựng cảm giác tin cậy. Nghĩa là bạn gieo vào nhau cảm giác thấu hiểu, bạn thực tâm đặt lợi ích của đối tượng lên trên hết và bạn là người họ có thể tin tưởng.

Cách đơn giản để tạo nên sự kết nối, đó là ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHO TƯƠNG XỨNG.Nghĩa là bạn làm theo những gì người ta đang làm hoặc gần giống với họ:
- Họ ngồi thì bạn tìm một chiếc ghế thay vì đứng.
- Họ nói giọng nhẹ nhàng, bạn cũng nhẹ nhàng nói với họ như vậy.
....

Bằng cách tập trung sự chú ý CÓ Ý THỨC của mình vào việc đồng điệu với người đối diện, chúng ta có thể khiến người kia có cảm giác kết nối.

Tuy nhiên nó không giống với bắt chước, một hành động chắc chắn sẽ phá vỡ sự kết nối. Bắt chước 1 ai đó, nhại giọng ai đó ... như một dạng trêu chọc hoặc mang họ ra làm trò đùa => giao tiếp không thành công. Nói một cách khác bạn cần ĐỒNG ĐIỆU  với người đối diện ĐỒNG ĐIỆU  trong điệu bộ, âm điệu và nhịp điệu.

Hãy bắt đầu giao tiếp giống như 2 người bạn nhảy với nhau, càng hiểu, càng đồng điệu với nhau thì sẽ nhảy thật ăn ý với nhau.

Chúc các bạn thành công nhé. Xem các bài viết khác của Nguyễn Thái Trung ở đây.

23 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 2)

Khi chúng ta gửi thông điệp đến người khác tốt nhất ta nên hướng sự chú ý có ý thức của mình về phía người đó. Chúng ta nhìn nhận và lắng nghe những biểu hiện cụ thể cho chúng ta biết thông điệp có được tiếp nhận hay chưa, tiếp nhận khi nào và đôi khi cả cách mà nó được tiếp nhận nữa.

Trong NLP chúng ta gọi đó là hướng về người khác.

Hướng về người khác nghĩa là tập trung sự chú ý của bạn về phía người đối diện và những dấu hiệu hoặc biểu hiện mà người đó đưa ra.
Những biểu hiện về hành vi người đó nói cho ta biết thông điệp đã được tiếp nhận hay chưa.
- Người ấy có hiểu được thông điệp của bạn không?
- Bạn có bày tỏ những gì bạn muốn nói một cách dễ hiểu không?
- Làm sao bạn biết được điều đó?
- Người kia có biểu hiện gì chứng tỏ họ hiểu được điều bạn muốn nói hay không?
- Có giống với những điều bạn muốn nói hay không?
- Có nắm được luận điểm của bạn không?

Thông tin mà bạn có được bằng cách chú ý đến những biểu hiện hồi đáp của người đối diện sẽ cho bạn biết phần nào của thông điệp mà bạn gửi đi được tiếp nhận, còn phần nào thì chưa,nó mở ra những hướng mới về sự lựa chọn cách trình bày hoặc chuyển hoá ý nghĩa thông điệp của bạn cho người khác hiểu.

Để giao tiếp một cách hiệu quả nhất, bạn cần liên tục đánh giá lại những gì bạn nói để xem nó được tiếp nhận như thế nào?

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những bài viết hay khác tại đây nhé!

22 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 1)

BẠN CÓ NHẬN BIẾT những gì bạn nói hay không?

Tất nhiên rồi. Nếu không bạn sẽ chẳng nói làm gì, đúng không?

Có thể là như vậy.
Nhưng điều bạn nói và điều người khác hiểu có thể là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Có một cách để biết xem điều bạn nói có được hiểu đúng hay không là chú ý đến phản hồi mà bạn nhận được. GIAO TIẾP của bạn được cấu thành bởi cả thông điệp bạn muốn gửi đi lẫn thông điệp mà bạn nhận lại.

Con người thường đặt nặng vào việc nói năng lưu loát. Bạn không thể có cái gọi là giao tiếp nếu không có đối tượng tiếp nhận những gì bạn truyền tải. Không có người nghe sẽ không có đối thoại. Và có nghĩa không tồn tại việc giao tiếp hiệu quả.
Nếu bạn không biết lắng nghe, bạn sẽ không bao giờ biết được liệu ý mình nói ra người khác có nắm bắt đúng hay không.
Biết như thế nào cũng quan trọng không kém việc bạn biết gì. Đó là lý do tại sao một số người có thể giao tiếp dễ dàng và khéo léo, trong khi người khác dường như không thể bày tỏ những gì mình muốn nói.

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những kiến thức này các bạn nhé!

21 thg 10, 2012

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP THÀNH CÔNG!

Để thành công trong giao tiếp với con người thì chúng ta cần có được 3 yếu tố chính: NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ CƠ THỂ.


GIAO TIẾP = NGÔN TỪ (7%) + GIỌNG ĐIỆU (38%) + NGÔN NGỮ CƠ THỂ (55%)

Ngôn từ     : từ ngữ chúng ta sử dụng
Giọng điệu: giọng nói, ngữ điệu và các thanh âm khác
Ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ, nét mặt, tư thế, hơi thở, ánh mắt,...

Mặc dù điều bạn nói rất quan trọng nhưng nó lại có ít tác động so với cách bạn nói. Vấn đề là ở chỗ khi bạn giao tiếp với người khác, bạn cần chú ý không chỉ đến lý lẽ bạn dùng mà quan trọng hơn là giọng điệu bạn nói và ngôn ngữ cơ thể bạn dùng. Trong thực tế có rất nhiều sự hiểu lầm diễn ra đó là do bạn tin những điều bạn nói rất rõ ràng nhưng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn đang nói lên điều ngược lại.

Như vậy, ta khẳng định được rằng ta phải học thêm cách sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể nếu ta muốn thành công trong giao tiếp. Đó là một quá trình tôi luyện lâu dài và kiên trì ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở ngoài đường, có thể ở quán cafe, có thể ở bữa cơm gia đình,...

Hãy đồng hành cùng Cộng Đồng NLP chia sẻ những kiến thức về Giao tiếp các bạn nhé!

9 thg 10, 2012

BỐN TRỤ CỘT TRONG NLP

1. SỰ HOÀ HỢP
Đây là yếu tốt nền tảng của NLP, đặc biệt khi bạn đang có mối quan hệ đó. Nếu không tạo được sự hoà hợp với mọi người, bạn không thể giao tiếp với họ một cách hiệu quả.

Hoà hợp ở đây cũng có nghĩa là phải hoà hợp với chính mình - một ý niệm đầy thách thức trong việc duy trì cảm giác thoải mái, dễ chịu với bản thân, với bản chất con người và hình mẫu người mà bạn muốn trở thành.

2. NĂM GIÁC QUAN
Tất cả những thông tin mà chúng ta sử dụng để giải thích và hiểu rõ thế giới xung quanh đều được cung cấp bởi năm giác quan:
Thị giác (nhìn thấy)

Thính giác (nghe thấy)

Xúc giác (sờ chạm hay cảm nhận bên trong)

Khướu giác (ngửi thấy)

Vị giác (nhận biết các mùi vị)

3. BẠN MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ
Đây quả thực là một cách nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, nghĩa là đừng nghĩ về những điều bạn không muốn mà chỉ tập trung vào những điều bạn mong muốn.

4. TÍNH LINH HOẠT
Thay đổi tư duy là việc làm tốt. Nếu điều gì đó không mang lại kết quả khác biệt , hãy chuyển sang làm việc khác. Việc thay đổi những lề thói suy nghĩ, hành động sáo mòn của mình thì bạn có thể đạt được những điều như ý muốn.

8 thg 10, 2012

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN ĐẠT ĐƯỢC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ BẠN MONG MUỐN

Trước hết bạn phải thay đổi cách nhận thức về thất bại: "Thất bại chỉ là sự phản hồi từ cuộc sống". Những người thành công sử dụng phản hồi này để thay đổi chiến lược phù hợp hơn trước khi bắt đầu lại lần nữa. Họ kiên trì lặp đi lặp lại cho tới khi họ đạt được điều mong muốn.

Chúng ta hay thất bại là do chúng ta có quá ít người sẵn lòng thay đổi và kiên trì hành động cho tới khi thành công và có rất rất nhiều người đã bỏ cuộc giữa đường.

Lý do thật đơn giản, mặc dù tất cả chúng ta đều mong muốn thành công nhưng chỉ có một số rất ít người thật sự QUYẾT TÂM hướng đến mục tiêu to lớn của mình.

Với đại đa số người, việc có cuộc sống thoải mái khi có nhiều tiền bạc, của cải vật chất và tình thần hơn bao giờ cũng chỉ là mơ ước trong cuộc sống. Họ nghĩ thật tuyệt vời khi có được điều đó, nhưng rốt  cuộc họ vẫn không có, họ vẫn tiếp tục sống CHO NÊN họ đâu cần phải nhọc nhằn làm gì. Vì thế họ chẳng bao giờ dành thời gian để hành động và trở nên không có MỤC TIÊU rõ ràng trong cuộc sống.

Khi mục tiêu chẳng là gì ngoài một mong ước mơ hồ, bạn sẽ cảm thấy mình bị cám dỗ, vật cản, những  thất vọng và thất bại hay tìm đến bạn. Các bạn thấy đó, mong ước chỉ là mong ước nếu chúng ta không quyết tâm  hành động.

Khi một mục tiêu trở thành điều BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC chúng ta sẽ hành động với một khí thế hoàn toàn khác.

Và đó là bí quyết để chúng ta đạt được mọi điều mà chúng ta muốn.

7 thg 10, 2012

CÁCH NHẬN RA NHỮNG NIỀM TIN HẠN CHẾ VÀ CÁCH LOẠI BỎ NÓ

Niềm tin của bạn xuất phát từ bản thân bạn và gắn bó chặt chẽ với các giá trị bạn đặt ra. Và niềm tin hạn chế  cũng được tạo ra từ đó. Niềm tin hạn chế có thể dẫn đến rất nhiều cảm giác tồi tệ như: nỗi ám ảnh, đổ lỗi cho người khác, bực bội, lòng tự trọng thấp,...

Điều đáng mừng của niềm tin là nó vừa có thể hạn chế nhưng cũng thúc đẩy cho bạn phát triển. Điều quan trọng là ta phải biết cách nhận ra những niềm tin hạn chế, loại bỏ nó và thay vào đó là những niềm tin tích cực để thúc đẩy bạn.

1. CÁCH NHẬN RA MỘT NIỀM TIN HẠN CHẾ
Niềm tin hạn chế không ở đâu xa xôi mà chỉ tồn tại xung quanh ta bởi những câu nói đơn giản:
- "Tôi không thể ..."
- "Mọi người nên ..."
- "Họ không muốn ..."
- Mọi người/ không ai nghĩ rằng ..."
Ví dụ:
- "Mọi người không bao giờ nghe tôi nói"
- "Tôi không giỏi lý"
- "Cô ta dễ bị phân tâm"
- "Tôi không thể có cuộc sống tốt đẹp được"

2. CÁC BƯỚC LOẠI BỎ NIỀM TIN HẠNH CHẾ
Muốn loại bỏ được hoàn toàn thì ta phải nhổ tận gốc của các niềm tin hạn chế này

Bước 1: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Tôi có luôn tin vào điều này không?
- Niềm tin này ngu xuẩn và ngớ ngẩn như thế nào?
- Niềm tin này có còn giá trị không?
- Niềm tin này có từ đâu?
- Mình có bằng chứng gì để bảo vệ niềm tin này?
- Điều gì gợi ý rằng niềm tin này không đúng?
- Mình có biết ai có niềm tin trái ngược không?

Bước 2:
Tìm một niềm tin có sức mạnh hơn để thay thế (suy nghĩ để tìm ra những niềm tin có thể mang lại nhiều ý nghĩa tích cực hơn).Vd: Tôi có thể học môn Lý giỏi hơn và qua mỗi bài tập tôi lại thu được nhiều kiến thức hay.

Bước 3:
Hoà nhập với niềm tin mới và tưởng tượng mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào và cảm giác của bạn sẽ thay đổi ra sao (được điểm 10, được bạn bè nể phục,...). Hãy tiếp tục tưởng tượng bạn đang làm những điều bạn sẽ làm nếu có được niềm tin mới này. Và bạn hãy tự nói với bản thân mình rằng: điều này có thúc đẩy bạn không? Bạn có cảm thấy tốt không? Nếu cần bạn thử một niềm tin khác và áp dụng các bước như trên.

Sau đó, bạn hãy chọn một vài niềm tin giúp bạn cảm thấy thoải mái với bản thân. ĐIỀU QUAN TRỌNG trước khi bạn quyết định giữ niềm tin mới này, bạn phải CÂN NHẮC nó có ẢNH HƯỞNG đến người khác hay không?

Hãy tự chúc mừng vì bạn đã biết được cách kiểm soát được niềm tin của mình và từng bước thiết lập những niềm tin tích cực mới để thúc đẩy mình phát triển hơn.

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

6 thg 10, 2012

CÁCH THOÁT KHỎI SỰ CHÁN NẢN BẰNG CÁCH THAY ĐỔI DÁNG VẺ ĐIỆU BỘ CỦA BẠN

Mình chia sẻ cho các bạn một vài cách đơn giản để giúp bạn tìm lại được sự vui vẻ bằng các động tác, điệu bộ đơn giản không tốn thời gian mà lại có hiệu quả tức thì.

Các điệu bộ làm cho các bạn chán nản gồm:


1. Tư thế: Vai thòng xuống, đầu cuối thấp, lưng còng xuống
2. Mắt: Nhìn xuống, không tập trung
3. Hơi thở: Nông và chậm
4. Giọng nói: Âm vực thấp và chậm
5. Cơ bắp: Thả lỏng và căng ở cổ
6. Cơ mặt: Miệng ngậm lại, hai khoé môi xệ xuống, cơ mặt chảy xuống

CÁCH THOÁT KHỎI CHÁN NẢN: Các bạn phải chuyển đổi dáng vẻ điệu bộ như thế này

1. Tư thế: Thẳng vai lên, đầu ngẩng cao, người thẳng lên
2. Mắt: Nhìn lên, mở to ra, tập trung
3. Hơi thở: Thở nhanh hơn và sâu hơn
4. Giọng nói: Nói to hơn, nhanh hơn và giọng cao hơn
5. Cơ bắp: Làm căng cơ tay và vai
6. Cơ mặt: Miệng mở rộng ra, làm căng hai bên má


2 thg 10, 2012

CÁCH TĂNG SỰ TẬP TRUNG KHI LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG ỒN ÀO



Đây là một phương pháp rất có ích, nó cho bạn khả năng duy trì sự tập trung trong một môi trường ồn ào. Chúng tôi đã dạy phương pháp này cho những trẻ em thấy khó tập trung học tập do tiếng ồn trong lớp.

1. Hãy tưởng tượng bạn có một bức tường kính mờ cách âm bao quanh mình. Mọi việc vẫn diễn ra xung quanh, nhưng bạn không thể nghe thấy âm thanh gì và chỉ có thể nhìn thấy những hình ảnh mờ mờ qua tấm kính.

2. Bạn có thể phát triển phương pháp này sâu hơn bằng cách:
• Tưởng tượng bạn đang kéo tấm kính lên xuống khi bạn cần nó.
• Tạo ra một tấm bảng thông báo trên kính, tiếp đó bạn có thể đính những mâu ghi nhớ nhắc về những công việc cần thực hiện.
• Sử dụng thêm một máy điều hòa để bạn có thể kiểm soát nhiệt độ khi đang tập trung.

Khi bạn biết tâm trí mình hoạt động như thế nào thì phương pháp này hoàn toàn giúp ích cho bạn.


Trainer: Bích Hằng

1 thg 10, 2012

HIỂU VỀ BẢN THÂN – CÁC SIÊU XU HƯỚNG TÍNH CÁCH (Kỳ 3)



Chúng ta tiếp tục đến với 2 siêu xu hướng tính cách mới - xu hướng tại thời điểm và xu hướng xuyên thời gian

Bạn là người có xu hướng tại thời điểm, nếu bạn luôn sống trong hiện tại, không bao giờ lo lắng việc gì xảy ra tiếp theo – ví dụ: việc đến muộn trong một buổi họp hay một buổi tiệc không quan trọng với bạn miễn là bạn có đến. Bạn dành thời gian cho mọi người tất cả sự quan tâm chú ý bởi họ đang ở đó với bạn. Bạn trân trọng mỗi khoảnh khắc và luôn hết sức tập trung vào công việc bạn đang làm ở bất cứ thời điểm nào.
• Lợi thế: Có thể tập trung vào công việc, nhiệt tình và để tâm tới từng trải nghiệm
• Bất lợi: Thường xuyên muộn giờ và khiến mọi người có cảm giác là bạn không quan tâm đến việc bạn phải giữ đúng hẹn.

Nếu bạn dành thời gian để lập kế hoạch và đảm bảo không đến muộn trong các cuộc họp, buổi tiệc hay bất cứ sự kiện nào khác, bạn là người có xu hướng xuyên thời gian. Việc đảm bảo trước bằng cách lập kế hoạch về bước tiếp theo hay phân tích bước đã qua có thể ngăn cản bạn tập trung vấn đề trước mắt. Suy nghĩ của bạn luôn di chuyển qua quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong mắt người khác, bạn có thể bị coi là một người thiếu nhiệt tình.
• Lợi thế - Là người lên kế hoạch tốt và đảm bảo được thời gian.
• Bất lợi – Có thể khiến mọi người có cảm giác là bạn không tập trung vào các công việc hiện tại, việc đúng thời gian, đúng kế hoạch có thể trở nên quan trọng hơn cả bản thân công việc.


Trainer: Bích Hằng

30 thg 9, 2012

HIỂU VỀ BẢN THÂN – CÁC SIÊU XU HƯỚNG TÍNH CÁCH (Kỳ 2)



Kỳ này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 loại siêu xu hướng tính cách : Xu hướng lựa chọn và xu hướng trình tự.
Nếu bạn có xu hướng lựa chọn, bạn thích đưa ra các lựa chọn trong cuộc sống – ví
dụ: cân nhắc những nhãn hiệu và kiểu dáng khác nhau khi mua một chiếc xe, những khu vực khác nhau khi mua nhà và một loạt các món ăn khi đi ăn hàng. Nếu thái quá, bạn có thể bị đánh giá là người có thái độ chần chừ. Bạn có xu hướng cân nhắc lựa chọn này đến lựa chọn khác như thể nếu không bạn sẽ đưa ra một quyết định có thể gây ra hối tiếc sau này.

• Lợi thế: Khai thác được nhiều lựa chọn và mang đến cho cá nhân nhiều cơ hội; vui vẻ khi được thử nghiệm và phá luật
• Bất lợi: Có thể luôn trì hoãn và tránh đưa ra các quyết định cho đến khi tình thế buộc phải đưa ra, rất có khả năng chậm chân tại chỗ.

Khi bạn có xu hướng trình tự, bạn luôn có sẵn một kế hoạch để làm theo với mong muốn đạt được hiệu quả. Bạn có thể lúng túng và hoang mang khi phải đối mặt với quá nhiều lựa chọn. Bạn lập danh sách, gạch bỏ hoặc đánh dấu vào những bước đã thực hiện và tỏ ra rất hiệu quả trong những việc đòi hỏi có sự xắp xếp rõ ràng. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi phải chấp nhận một chương trình với kế hoạch mới, nhất là khi nó có vẻ được viết bởi một người có định hướng lựa chọn. Để có thể tham gia vào một buổi họp có sự sáng tạo, bạn cần có một kế hoạch nêu chi tiết các bước thực hiện. Bạn yêu cầu phải có một cấu trúc và tiến trình rõ ràng để có thể hoàn thành công việc.

• Lợi thế: Rất hiệu quả, thành thục trong việc quản lý dựa trên các luật lệ và luôn bám sát vào các luật lệ đã được quy định.
• Bất lợi: Quá trình thực hiện có thể trở nên quan trọng hơn việc hoàn thành công việc, tệ nhất là có thể trở nên quan liêu, trì trệ.

Trainer: Bích Hằng

HIỂU VỀ BẢN THÂN - CÁC SIÊU XU HƯỚNG TÍNH CÁCH (Kỳ 1)


Ẩn sau chúng ta là những giá trị đã ăn sâu có vai trò quyết định cách chúng ta tiếp cận cuộc sống. Chúng được gọi là những siêu xu hướng – nguồn hướng của động lực và khuôn mẫu hành vi q
uan trọng của bạn.
Hãy suy nghĩ về những xu hướng này và đặt nó trong một thức đo với cực này là 0 và cực kia là 10.
Không có vấn đề đúng hay sai ở đây – vấn đề là chúng có hữu ích trong hoàn cảnh đặt ra hay không. Bạn sẽ nhận thức được bản thân khi mô tả được những thái cực ở đầu các thước đo.

XU HƯỚNG TIẾP CẬN & XU HƯỚNG RỜI XA
Nếu bạn có xu hướng tiếp cận, bạn có thể nhận ra được bởi những định hướng của mình. Bạn dễ dàng đặt ra mục tiêu và thường xuyên đặt mục tiêu mới cho bản thân. Đôi khi, bạn coi thường những nguy hiểm có thể có và khi tới đầu cực bên kia, bạn có thể chưa hoàn thành mục tiêu này nhưng đã bắt đầu một mục tiêu khác.

• Lợi thế: Luôn hướng về phía trước, có mục tiêu rõ rang, năng lượng và nỗ lực tích cực
• Bất lợi: Có thể bị vướng vào nhiều mốc khởi đầu cùng một lúc, có thể bị đánh giá là quá sốt sắng và có xu hướng không hoàn thành được công việc.

Nếu bạn có xu hướng rời xa, bạn thường tập trung vào việc tránh những nguy cơ và phải luôn cầm chắc mọi thứ an toàn trước khi tiến lên. Đôi khi bạn tuột mất những cơ hội trong cuộc sống và kinh nghiệm công việc vì luôn sợ mạo hiểm. Cách cư xử điển hình là luôn quá phòng xa. Bạn cố gắng không tham gia công việc gì mới cho đến khi mọi thứ liên quan đều được xác định rõ ràng. Bạn luôn ưu tiên cho những việc có độ an toàn cao.

• Lợi thế: Rất thành thục trong việc đánh giá cac rủi ro, nguy cơ và nhận thức được cái gì cần tránh
• Bất lợi: Cảnh giác quá mức, có xu hướng tập trung vào mặt trái, có thể biểu hiện tiêu cực và không sẵn sành cho những thử nghiệm mới, đưa ra chọn lựa chỉ vì muốn né tránh chọn lựa khác chứ không phải mong muốn điều gì mới mẻ.

Trong trường hợp bạn muốn có củ cà rốt, bạn sẽ lấy bằng được bất chấp bị què tay hay sẽ kiếm một thứ khác?
 Trainer: Bích Hằng

25 thg 9, 2012

ĐỘNG LỰC MẠNH MẼ VƯỢT QUA SỰ LƯỜI BIẾNG


Lười biếng là nhân tố chính phá hoại sự thành công. Bạn có thể xác lập cho mình mục tiêu và kế hoạch thực hiện 1 việc nào đó rất tuyệt vời nhưng bạn lười biếng không hành động, vậy bạn đã cho sự thất bại kiểm soát mình rồi.
Khi bạn lười biếng, bạn không thể nào làm chủ được cuộc sống của mình. Cảm giác lo sợ nhắc nhở bạn nên ngừng chơi game để học bài, nhưng một động lực hấp dẫn khác lại lôi kéo bạn tiếp tục chơi thêm vài phút, rồi đến vài giờ,...Để vượt qua thói quen lười biếng bạn phải học cách làm chủ nó thay vì để nó làm chủ bạn.

1. NIỀM VUI VÀ NỖI KHỔ - HAI ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY TA HÀNH ĐỘNG

     Chúng ta luôn hành động theo hướng né tránh những việc chúng ta nhận thức là nỗi khổ và tiếp cận những việc chúng ta nhận thức là niềm vui. Tại sao chúng ta cứ liên tục trì hoãn việc học bài đến phút cuối cùng mặc dù chúng ta biết rằng phải học bài từ sớm. Lý do đơn giản nhất là vì chúng ta luôn nhận thức rằng việc học là cực khổ và việc chơi game là niềm vui.


    Thông thường chúng ta chỉ bắt tay vào học bài khi ngày mai là hạn chót hoặc khi chúng ta cảm thấy bị áp lực nặng nề từ bạn bè (những người đã học xong bài tập đó). Lý do nào mà chúng ta lại học bài vào thời gian ấy là vì lúc đó chúng ta nhận thức được rằng việc không học bài sẽ khiến chúng ta chịu một hậu quả tệ hại hơn khi không thuộc bài, điều này khiến chúng ta hành động.

   Cách thức để giúp các bạn khắc phục được tình trạng lười biếng là bạn phải thay đổi những việc gắn liền với nỗi khổ hoặc niềm vui. Bạn phải biết cách gắn niềm vui vào việc học và gắn nổi khổ vào việc lười biếng ngay bây giờ

2. LẬP TRÌNH LẠI BỘ NÃO

Bước 1: Viết ra trên giấy những hậu quả mà bạn có thể nhận được khi tiếp tục lười biếng. VD: bạn thi rớt, bị đuổi việc,...

Bước 2: Hãy tận dụng sức mạnh tưởng tượng của não bộ của mình để cảm nhận những nỗi khổ bạn sẽ gánh chịu nếu tiếp tục lười biếng. VD: Bạn thấy bạn bè được điểm cao, bạn thất vọng vì điều đó. Bạn nghe bạn sẽ khóc nức nở khi bị rớt tốt nghiệp. Bạn cảm thấy đau khổ khi bạn không đạt được kỳ vọng của ba mẹ.

Phải tưởng tượng (hình ảnh, âm thanh, cảm giác) càng rõ càng tốt bạn nhé.

Bước 3: Gắn càng nhiều niềm vui càng tốt vào thói quen tốt mà bạn muốn có được. Hãy viết ra càng nhiều những kết quả tốt đẹp mà bạn sẽ nhận được nếu bạn chăm chỉ học tập.

Bước 4: Hãy tưởng tượng (hình ảnh, âm thanh, cảm giác) bạn có được niềm vui tột đỉnh, sự thoả mãn và hạnh phúc như thế nào khi mình ôn bài sớm,...VD: bạn thấy được điểm 10 trong bài kiểm tra và vẻ mặt vui mừng của bạn, bạn nghe được những lời khen từ bè bạn và thầy cô, bạn cảm thấy hạnh phúc với điều đó.

Bước 5: Bước cuối cùng là bạn phải bắt tay vào thực hiện ngay việc xoá bỏ những thói quen xấu và cài đặt những thói quen tốt cho bạn. Bạn phải làm ngay lập tức nếu không muốn cơn nghiện lười biếng lại chiếm đoạt tâm trí bạn lại. Hãy làm 2 bài tập tưởng tượng này 2 làn mỗi ngày cho đến khi bạn lập trình được thói quen tốt cho bạn.

Bạn hãy xem clip này để có được động lực trước khi mình làm bài tập bạn nhé!
Chúc các bạn thành công!

24 thg 9, 2012

CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ

1. ĐỊNH NGHĨA TRÍ NHỚ
Trí nhớ được tạo thành bằng cách liên kết từng mảng thông tin với nhau. Việc ghi nhớ thông tin mới chỉ đơn giản là liên kết thông tin mới đó với 1 thông tin khác chúng ta đã biết trước đó.

Đa số những người chưa được rèn luyện về kỹ thuật về trí nhớ thì quá trình này chỉ đơn thuần thuộc về tiềm thức, nghĩa là tại một thời điểm có khi bạn nhớ thông tin này nhưng quên thông tin kia và ngược lại. Sự ghi nhớ này chưa được tốt vì chưa có được sự liên kết bền vững, khi có được sự bền vững của những liên kết này chúng ta sẽ dễ dàng nhớ lại  thông tin.

2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ
Bạn có thể quên hôm qua mình đã ăn gì vào buổi sáng nhưng bạn lại có thể nhớ rất rõ những sự việc trong quá khứ (rất khủng khiếp, rất vui, rất buồn ...).

Nhưng tại sao bạn lại có khả năng nhớ ngay một việc nào đó hay quên ngay 1 việc khác? Đó là trạng thái não của chúng ta quyết định. Các yếu tố tác động đến trạng thái não của mìn  là:

a. Sự hình dung
Trí nhớ của chúng ta có xu hướng nhớ hình hơn nhớ từ. Hình ảnh trong tâm trí  ta rõ ràng bao nhiêu thì chúng ta càng nhớ hình ảnh đó bấy nhiêu.
b. Sự liên tưởng
Sự liên tưởng giúp chúng ta tạo ra mối liên kết giữa những sự việc chúng ta cần nhớ. Các liên kết này sẽ tạo ra một mục lục dưới dạng chuỗi liên kết trong đầu giúp chúng ta dễ dàng lục lại thông tin.

c. Làm nổi bật sự việc
Nếu Trung hỏi các bạn năm ngoái bạn đãi tiệc sinh nhật của mình bằng món gì thì bạn có nhớ không? Chắc là không. Giả sử năm ngoái bạn bắt đám bạn dự tiệc sinh nhật mình ăn món nhái chiên giòn thì bạn chắc chắn là nhớ rõ chứ.
Đó là do não bộ có khuynh hướng ghi nhớ những sự kiện nổi bật.

d. Sự tưởng tượng
Chúng ta thường nhớ những sự việc mà chúng ta tưởng tượng ra. Ví dụ như trái mít có vỏ giống như bàn chông, có vị ngọt lịm hay mùi thơm nức nở,...
Chúng ta nên dùng trí tưởng tượng để tạo cảm xúc mạnh mẽ để giúp cho não bộ ghi nhớ dễ dàng hơn như cảm giác: yêu, ghét, giận, hờn,...

e. Màu sắc
Màu sắc giúp trí nhớ chúng ta tăng lên 50%. Vậy các bạn phải sử dụng nhiều màu sắc khi ghi chú nhé

f. Âm điệu:
Âm điệu giúp kích thích não phải, nơi mà chúng ta thường bỏ quên khi ghi nhớ thông tin nào đó. Ví dụ như bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ lời 1 bài hát hơn  là lời của một bài văn.

g. Thể chính luận
Đây là việc bạn học bằng cách nhìn sự việc trong 1 bức tranh tổng quan. Mỗi chi tiết trong bức tranh là một liên kết, việc ghi nhớ các khái niệm của các liên kết này sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn


23 thg 9, 2012

SƠ ĐỒ TƯ DUY - MIND MAPPING (CÔNG CỤ GHI NHỚ TUYỆT VỜI)

1.NHỮNG LÍ DO MÀ BẠN PHẢI GHI CHÚ
- Ghi chú giúp bạn tiết kiệm thời gian
- Ghi chú giúp bạn tăng khả năng nhớ bài
- Ghi chú giúp bạn hiểu bài tốt hơn

2. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÚ TRUYỀN THỐNG
Cách 1: Ghi chú theo đoạn văn các khái niệm quan trọng. Ví dụ:
Cách 2: Ghi chú theo câu ngắn và sắp xếp theo thứ tự. Ví dụ:
3. NHỮNG BẤT LỢI CỦA GHI CHÚ TRUYỀN THỐNG
Mặc dù, ghi chú truyền thống giúp bạn chắt lọc thông tin nhưng nó vẫn chứa những từ thứ yếu giúp tạo thành câu văn hoàn chỉnh nhưng lại không cần thiết cho việc học của bạn. Và các bạn cũng không thể nhớ được các kiến thức một cách tốt nhất. (VD: xem bài Phương pháp đọc để nắm bắt thông tinCách ghi nhớ bằng sức mạnh não bộ)

4. SƠ ĐỒ TƯ DUY
- SƠ ĐỒ TƯ DUY = Trí nhớ + Từ khoá + Não trái phải
- Sơ đồ tư duy giúp bạn tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng từ khoá
- Sơ đồ tư duy giúp bạn tận dụng khả năng ghi nhớ của não bộ
     + Sự hình dung: có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến thức cần nhớ
     + Sự liên tưởng: bạn có thể nhìn thấy ngay sự tác động của thời tiết (Tác động bóc mòn, tác động hoá học, tác động cơ học)
     + Làm nổi bật sự việc: đây là một bức tranh đầy màu sắc và nhiều kích cỡ
- Sơ đồ tư duy giúp bạn sử dụng 2 bán cầu não cùng 1 lúc

Hai bài viết liên quan:
Phương pháp đọc để nắm bắt thông tin
- Cách ghi nhớ bằng sức mạnh não bộ

20 thg 9, 2012

NÃO CỦA TA CÓ SỨC MẠNH NHƯ THẾ NÀO

Ở bài trước Trung đã chia sẻ cho các bạn biết được cách "Ghi nhớ  bằng sức mạnh não bộ". Bây giờ Trung muốn chia sẻ với các bạn khả năng và  sức mạnh thực sự của não bộ nhé!


1. TRÍ THÔNG MINH KHÔNG GIỚI HẠN
Nếu bạn có thể tăng cường trí thông minh bằng việc kích thích bộ não, vậy thì giới hạn trí thông mninh của bạn ở đâu? Điều này phụ thuộc vào việc bộ não của bạn có thể tạo ra bao nhiêu liên kết nơron. Tổng số liên kết được tính toán 1 cách chính xác bằng con số bắt đầu bằng số 1 và dãy 10,5 triệu con số 0. Như vậy, tiềm năng của bộ não gần như không giới hạn phải không bạn.

2. TÌM HIỂU VỀ BỘ NÃO
Bộ não của chúng ta được chia ra làm 2 phần: não trái và não phải. Hai bán cầu não này được nối kết với nhau bằng các tập hợp các sợi dây thần kinh. Não trái xử lý thông tin về lập luận, toán học, phân tích, ngôn ngữ, các chuỗi số và sự kiện ... Não phải của chúng ta chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo, mơ mộng, tưởng tượng, màu sắc, tình cảm ...

3. VÌ SAO CHÚNG TA THƯỜNG XUYÊN SỬ DỤNG NÃO TRÁI?
Đó là do trong quá trình học tập của chúng ta, 90% số môn học là những môn thiên về não trái (địa lý, toán học,...)Vậy thì khi não trái của chúng ta liên tục làm việc thì não phải làm gì, nó nghỉ ngơi các bạn à, chính vì thế nên chúng ta thường hay bị rơi vào tình trạng "nhàm chán" và làm sao nhãng sự tập trung của mình.

Có vẻ chúng ra đã tự đánh mất 1 nửa sức mạnh của não bộ mình rồi nhỉ. Vậy thì các bạn phải quan tâm hơn nữa não phải mình nhé. Bạn có thể tưởng tượng khi bạn chạy bằng 2 chân thì sẽ nhanh hơn 1 người khác chạy bằng 1 chân chứ

4. HẦU HẾT CÁC THIÊN TÀI ĐỀU BIẾT TẬN DỤNG TOÀN BỘ NÃO
Sự khác biệt giữ người thường và thiên tài là cách tận dụng cả 2 bán cầu não tại 1 thời điểm, trong bất cứ việc gì. Do đó họ tận dụng được gấp nhiều lần tiềm năng trong não bộ so với người bình thường.

Albert Einstein (1879 - 1955) đã từng thi trượt môn Toán nhiều lần và bị coi là 1 học sinh chậm tiến. Nhưng ông lại  rất có năng khiếu âm nhạc. Ông vừa là nghệ sỹ violon vừa là 1 học sỹ đáng khâm phục. Chỉ khi ông biết cách tận dụng cả 2 bán cầu não, ông mới trở thành thiên tài phát minh ra Thuyết tương đối. Ông làm được điều đó bằng việc cho phép não phải mơ mộng, tưởng tượng. Ông mơ mộng được cưỡi trên những tia nắng đi một vòng quanh vũ trụ rồi quay lại mặt trời. Ngay lúc đó ông khám phá ra rằng vũ trụ thật sự uốn cong và do đó không gian, thời gian, ánh sáng cũng thế. Thuyết tương đối được sinh ra từ ý tưởng này (não phải) mặc dù nó được khẳng định dựa trên những công thức toán học, vật lý và các chứng minh phức tạp (não trái).

Leonardo da Vinci (1452-1519) được tôn vinh là một trong những hoạ sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại, đồng thời là nhà khoa học, nhà toán học và là 1 kỹ sư thành công. Khi ông vẽ 1 bức tranh (não phải), ông đã dùng các phương trình toán học để tính toán chính xác sự kết hợp màu sắc, bố cục nhằm tạo ra các hiệu ứng mong muốn (não trái).

VẬY LÀM CÁCH NÀO ĐỂ TA CÓ THỂ SỬ DỤNG TOÀN BỘ NÃO CỦA MÌNH. NLP CÓ THỂ GIÚP BẠN LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ!!!

CÁC BÀI VIẾT HAY KHÁC!!!

19 thg 9, 2012

CÁCH GHI NHỚ BẰNG SỨC MẠNH CỦA NÃO BỘ

Các bạn hãy đọc qua 1 lần các từ này trong vòng 2 phút:
1. Bức tượng
2. Bách khoa toàn thư
3. Vương miện
4. Hypecpon
5. Người lao công
6. Cây dù
7. Chất Flo
8. Cây sồi
9. Sự quang hợp
10. Trái chuối
11. Cái quạt
12. Tóc
13. Con ma
14. Cảnh sát
15. Sở thú
16. Điện thoại di động
17. Ban quản lý
18. Nhật Bản
19. Phổi
20. Nhảy dù

Các bạn hãy viết ra giấy thử xem mình nhớ được bao nhiêu từ: (không nhìn lén nhé)
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bây giờ các bạn cùng mình viết truyện nhé:

Có một BỨC TƯỢNG giống như nữ thần tự do bằng kim cương đang ôm quyển sách BÁCH KHOA TOÀN THƯ bằng vàng nặng trịch. Còn tay kia của bức tượng đang giữ VƯƠNG MIỆNG trên đầu.

Đột nhiên 1 quả bóng hình bầu dục (giống hình HYPECPON) ở trên vương miện rơi xuống NGƯỜI LAO CÔNG làm anh này đánh rơi CÂY DÙ trên tay. Cây dù này rất đặc biệt, đỉnh cây dù có một bông hoa nở ra và vì bị rơi đau quá nên nó HO khạc nước xuống mặt đất (HO phát âm gần giống FLO). Nước làm đất tươi tốt và từ đó mọc lên một CÂY SỒI màu xanh khổng lồ. Cây sồi rất đặc biệt, khi có SỰ QUANG HỢP xảy ra nó tạo ra được bức tranh cô gái ở trên thân cây.

Trong bức tranh cô gái đang cầm TRÁI CHUỐI, cô lọt vỏ quả chuối ra thành hình CÁI QUẠT thổi bay TÓC cô ra. Tóc cô bay ra dính vào CON MA.  Con ma sau đó bị CẢNH SÁT bắt vào nhốt ở SỞ THÚ.

Trong sở thú, con ma nhất quyết đòi mời luật sư để giúp mình tự do nên nó đã ăn cắp ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG của ông trưởng BAN QUẢN LÝ sở thú người NHẬT BẢN. Ông này sợ quá nên đã khóc to đến nổi PHỔI của ông ta bay ra ngoài. Để tránh khỏi bị té đau nên hai lá phổi từ từ NHẢY DÙ xuống đất.

Bây giờ các bạn vẽ tranh trong tâm trí của mình nhé!
Bạn thấy chúng ta học bài có vui và thú vị không nào? Hãy kiểm chứng lại bạn nhớ được bao nhiêu từ nhé! (Tôi đảm bảo bạn có thể ghi nhớ được 20 từ trên lun đó)

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chúc các bạn thành công nhé!

CÁC BÀI VIẾT HAY KHÁC