26 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 4)

QUAN SÁT (Việc quan sát khơi dậy sức mạnh trong ta)
Nếu bạn muốn biết điều gì đang xảy ra, người khác đang có tâm trạng gì, bằng cách nào bạn có thể thu hút được sự chú ý của người đối diện, bạn phải để tâm đến từng biểu hiện trong hành vi của họ.

Quan sát chính là xem xét, xác định mức độ chênh lệch hoặc khác biệt so với tiêu chuẩn hoặc tiêu chí thông thường. Nhưng làm thế nào để bạn quan sát được suy nghĩ của người khác? Cảm xúc? Liệu có cách nào tôi chỉ nhìn thấy bạn là biết được chiều hướng suy nghĩ của bạn không?...

Quan sát nghĩa là biết cách đọc người khác - đơn giản chỉ là việc luôn sẵn sàng, tò mò ghi nhận từng manh mối, dấu hiệu và dữ kiện từ phía người kia mà không suy diễn hay phán xét - chỉ đơn giản là tiếp nhận thông tin. Điều này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn trở nên linh hoạt hơn, có sức thuyết phục hơn trong giao tiếp.

Đọc được những biểu hiện trong hành vi là con đường nhanh nhất để tiếp cận người khác và cảm nhận được những gì họ muốn nói.

CÁCH QUAN SÁT;
1. Quan sát những thay đổi trong:
- Cử chỉ, điệu bộ
- Dáng vẻ
- Những nếp nhăn trên mặt
- Màu sắc của phần mặt và cổ
- Độ căng hoặc thả lỏng của các cơ bắp
- Độ khép mở hoặc mở mắt
- Môi giãn ra hay mím lại
- Hơi thở nhanh hay chậm, sâu hay nông

2. Lắng nghe những thay đổi về:
- Âm lượng
- Âm điệu
- Tốc độ
- Những chỗ ngắt quãng
- Nhịp điệu

Quan sát người khác không chỉ là một trong những hoạt động lôi cuốn nhất và cực kỳ hấp dẫn nhất trong việc thiết lập nền tảng vững chắc trong giao tiếp. Chỉ khi nào bạn có thể để ý đến đối tượng mà bạn không đưa ra những phán xét chủ quan về ý nghĩa của những điều đó, bạn mới có thể khiến đối tượng chú ý đến mình.

Quan sát, đơn giản là nhìn và lắng nghe những điều ngay trước mặt bạn.

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những bài viết khác tại đây!

25 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 3)

Để giao tiếp thành công thì trước hết bạn cần khai thông mối liên kết giữa bạn và người đối diện, đồng thời thiết lập nền tảng cho sự giao tiếp. Có nghĩa là bạn phải thu hút sự chú ý của người kia.

Nếu đối tượng giao tiếp không sẵn lòng nghe bạn nói, thì cũng chẳng đi đến đâu, dù bạn có thông minh,nổi bật, hoặc vui vẻ, gây ngạc nhiên đến mấy chăng nữa.

Quy luật đầu tiên trong giao tiếp hiệu quả là thu hút sự chú ý của người kia. Và để làm được điều đó bạn phải TẠO SỰ KẾT NỐI.

TẠO SỰ KẾT NỐI là khả năng thu hút được sự chú ý của đối tượng và tạo dựng cảm giác tin cậy. Nghĩa là bạn gieo vào nhau cảm giác thấu hiểu, bạn thực tâm đặt lợi ích của đối tượng lên trên hết và bạn là người họ có thể tin tưởng.

Cách đơn giản để tạo nên sự kết nối, đó là ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI CHO TƯƠNG XỨNG.Nghĩa là bạn làm theo những gì người ta đang làm hoặc gần giống với họ:
- Họ ngồi thì bạn tìm một chiếc ghế thay vì đứng.
- Họ nói giọng nhẹ nhàng, bạn cũng nhẹ nhàng nói với họ như vậy.
....

Bằng cách tập trung sự chú ý CÓ Ý THỨC của mình vào việc đồng điệu với người đối diện, chúng ta có thể khiến người kia có cảm giác kết nối.

Tuy nhiên nó không giống với bắt chước, một hành động chắc chắn sẽ phá vỡ sự kết nối. Bắt chước 1 ai đó, nhại giọng ai đó ... như một dạng trêu chọc hoặc mang họ ra làm trò đùa => giao tiếp không thành công. Nói một cách khác bạn cần ĐỒNG ĐIỆU  với người đối diện ĐỒNG ĐIỆU  trong điệu bộ, âm điệu và nhịp điệu.

Hãy bắt đầu giao tiếp giống như 2 người bạn nhảy với nhau, càng hiểu, càng đồng điệu với nhau thì sẽ nhảy thật ăn ý với nhau.

Chúc các bạn thành công nhé. Xem các bài viết khác của Nguyễn Thái Trung ở đây.

23 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 2)

Khi chúng ta gửi thông điệp đến người khác tốt nhất ta nên hướng sự chú ý có ý thức của mình về phía người đó. Chúng ta nhìn nhận và lắng nghe những biểu hiện cụ thể cho chúng ta biết thông điệp có được tiếp nhận hay chưa, tiếp nhận khi nào và đôi khi cả cách mà nó được tiếp nhận nữa.

Trong NLP chúng ta gọi đó là hướng về người khác.

Hướng về người khác nghĩa là tập trung sự chú ý của bạn về phía người đối diện và những dấu hiệu hoặc biểu hiện mà người đó đưa ra.
Những biểu hiện về hành vi người đó nói cho ta biết thông điệp đã được tiếp nhận hay chưa.
- Người ấy có hiểu được thông điệp của bạn không?
- Bạn có bày tỏ những gì bạn muốn nói một cách dễ hiểu không?
- Làm sao bạn biết được điều đó?
- Người kia có biểu hiện gì chứng tỏ họ hiểu được điều bạn muốn nói hay không?
- Có giống với những điều bạn muốn nói hay không?
- Có nắm được luận điểm của bạn không?

Thông tin mà bạn có được bằng cách chú ý đến những biểu hiện hồi đáp của người đối diện sẽ cho bạn biết phần nào của thông điệp mà bạn gửi đi được tiếp nhận, còn phần nào thì chưa,nó mở ra những hướng mới về sự lựa chọn cách trình bày hoặc chuyển hoá ý nghĩa thông điệp của bạn cho người khác hiểu.

Để giao tiếp một cách hiệu quả nhất, bạn cần liên tục đánh giá lại những gì bạn nói để xem nó được tiếp nhận như thế nào?

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những bài viết hay khác tại đây nhé!

22 thg 10, 2012

Ý NGHĨA CỦA GIAO TIẾP CHÍNH LÀ PHẢN HỒI MÀ BẠN NHẬN ĐƯỢC (PHẦN 1)

BẠN CÓ NHẬN BIẾT những gì bạn nói hay không?

Tất nhiên rồi. Nếu không bạn sẽ chẳng nói làm gì, đúng không?

Có thể là như vậy.
Nhưng điều bạn nói và điều người khác hiểu có thể là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Có một cách để biết xem điều bạn nói có được hiểu đúng hay không là chú ý đến phản hồi mà bạn nhận được. GIAO TIẾP của bạn được cấu thành bởi cả thông điệp bạn muốn gửi đi lẫn thông điệp mà bạn nhận lại.

Con người thường đặt nặng vào việc nói năng lưu loát. Bạn không thể có cái gọi là giao tiếp nếu không có đối tượng tiếp nhận những gì bạn truyền tải. Không có người nghe sẽ không có đối thoại. Và có nghĩa không tồn tại việc giao tiếp hiệu quả.
Nếu bạn không biết lắng nghe, bạn sẽ không bao giờ biết được liệu ý mình nói ra người khác có nắm bắt đúng hay không.
Biết như thế nào cũng quan trọng không kém việc bạn biết gì. Đó là lý do tại sao một số người có thể giao tiếp dễ dàng và khéo léo, trong khi người khác dường như không thể bày tỏ những gì mình muốn nói.

Hãy cùng Nguyễn Thái Trung chia sẻ những kiến thức này các bạn nhé!

21 thg 10, 2012

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIAO TIẾP THÀNH CÔNG!

Để thành công trong giao tiếp với con người thì chúng ta cần có được 3 yếu tố chính: NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU, NGÔN NGỮ CƠ THỂ.


GIAO TIẾP = NGÔN TỪ (7%) + GIỌNG ĐIỆU (38%) + NGÔN NGỮ CƠ THỂ (55%)

Ngôn từ     : từ ngữ chúng ta sử dụng
Giọng điệu: giọng nói, ngữ điệu và các thanh âm khác
Ngôn ngữ cơ thể: cử chỉ, nét mặt, tư thế, hơi thở, ánh mắt,...

Mặc dù điều bạn nói rất quan trọng nhưng nó lại có ít tác động so với cách bạn nói. Vấn đề là ở chỗ khi bạn giao tiếp với người khác, bạn cần chú ý không chỉ đến lý lẽ bạn dùng mà quan trọng hơn là giọng điệu bạn nói và ngôn ngữ cơ thể bạn dùng. Trong thực tế có rất nhiều sự hiểu lầm diễn ra đó là do bạn tin những điều bạn nói rất rõ ràng nhưng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn đang nói lên điều ngược lại.

Như vậy, ta khẳng định được rằng ta phải học thêm cách sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể nếu ta muốn thành công trong giao tiếp. Đó là một quá trình tôi luyện lâu dài và kiên trì ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở ngoài đường, có thể ở quán cafe, có thể ở bữa cơm gia đình,...

Hãy đồng hành cùng Cộng Đồng NLP chia sẻ những kiến thức về Giao tiếp các bạn nhé!

9 thg 10, 2012

BỐN TRỤ CỘT TRONG NLP

1. SỰ HOÀ HỢP
Đây là yếu tốt nền tảng của NLP, đặc biệt khi bạn đang có mối quan hệ đó. Nếu không tạo được sự hoà hợp với mọi người, bạn không thể giao tiếp với họ một cách hiệu quả.

Hoà hợp ở đây cũng có nghĩa là phải hoà hợp với chính mình - một ý niệm đầy thách thức trong việc duy trì cảm giác thoải mái, dễ chịu với bản thân, với bản chất con người và hình mẫu người mà bạn muốn trở thành.

2. NĂM GIÁC QUAN
Tất cả những thông tin mà chúng ta sử dụng để giải thích và hiểu rõ thế giới xung quanh đều được cung cấp bởi năm giác quan:
Thị giác (nhìn thấy)

Thính giác (nghe thấy)

Xúc giác (sờ chạm hay cảm nhận bên trong)

Khướu giác (ngửi thấy)

Vị giác (nhận biết các mùi vị)

3. BẠN MONG MUỐN ĐẠT ĐƯỢC ĐIỀU GÌ
Đây quả thực là một cách nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, nghĩa là đừng nghĩ về những điều bạn không muốn mà chỉ tập trung vào những điều bạn mong muốn.

4. TÍNH LINH HOẠT
Thay đổi tư duy là việc làm tốt. Nếu điều gì đó không mang lại kết quả khác biệt , hãy chuyển sang làm việc khác. Việc thay đổi những lề thói suy nghĩ, hành động sáo mòn của mình thì bạn có thể đạt được những điều như ý muốn.

8 thg 10, 2012

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẠN ĐẠT ĐƯỢC BẤT CỨ ĐIỀU GÌ BẠN MONG MUỐN

Trước hết bạn phải thay đổi cách nhận thức về thất bại: "Thất bại chỉ là sự phản hồi từ cuộc sống". Những người thành công sử dụng phản hồi này để thay đổi chiến lược phù hợp hơn trước khi bắt đầu lại lần nữa. Họ kiên trì lặp đi lặp lại cho tới khi họ đạt được điều mong muốn.

Chúng ta hay thất bại là do chúng ta có quá ít người sẵn lòng thay đổi và kiên trì hành động cho tới khi thành công và có rất rất nhiều người đã bỏ cuộc giữa đường.

Lý do thật đơn giản, mặc dù tất cả chúng ta đều mong muốn thành công nhưng chỉ có một số rất ít người thật sự QUYẾT TÂM hướng đến mục tiêu to lớn của mình.

Với đại đa số người, việc có cuộc sống thoải mái khi có nhiều tiền bạc, của cải vật chất và tình thần hơn bao giờ cũng chỉ là mơ ước trong cuộc sống. Họ nghĩ thật tuyệt vời khi có được điều đó, nhưng rốt  cuộc họ vẫn không có, họ vẫn tiếp tục sống CHO NÊN họ đâu cần phải nhọc nhằn làm gì. Vì thế họ chẳng bao giờ dành thời gian để hành động và trở nên không có MỤC TIÊU rõ ràng trong cuộc sống.

Khi mục tiêu chẳng là gì ngoài một mong ước mơ hồ, bạn sẽ cảm thấy mình bị cám dỗ, vật cản, những  thất vọng và thất bại hay tìm đến bạn. Các bạn thấy đó, mong ước chỉ là mong ước nếu chúng ta không quyết tâm  hành động.

Khi một mục tiêu trở thành điều BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC chúng ta sẽ hành động với một khí thế hoàn toàn khác.

Và đó là bí quyết để chúng ta đạt được mọi điều mà chúng ta muốn.

7 thg 10, 2012

CÁCH NHẬN RA NHỮNG NIỀM TIN HẠN CHẾ VÀ CÁCH LOẠI BỎ NÓ

Niềm tin của bạn xuất phát từ bản thân bạn và gắn bó chặt chẽ với các giá trị bạn đặt ra. Và niềm tin hạn chế  cũng được tạo ra từ đó. Niềm tin hạn chế có thể dẫn đến rất nhiều cảm giác tồi tệ như: nỗi ám ảnh, đổ lỗi cho người khác, bực bội, lòng tự trọng thấp,...

Điều đáng mừng của niềm tin là nó vừa có thể hạn chế nhưng cũng thúc đẩy cho bạn phát triển. Điều quan trọng là ta phải biết cách nhận ra những niềm tin hạn chế, loại bỏ nó và thay vào đó là những niềm tin tích cực để thúc đẩy bạn.

1. CÁCH NHẬN RA MỘT NIỀM TIN HẠN CHẾ
Niềm tin hạn chế không ở đâu xa xôi mà chỉ tồn tại xung quanh ta bởi những câu nói đơn giản:
- "Tôi không thể ..."
- "Mọi người nên ..."
- "Họ không muốn ..."
- Mọi người/ không ai nghĩ rằng ..."
Ví dụ:
- "Mọi người không bao giờ nghe tôi nói"
- "Tôi không giỏi lý"
- "Cô ta dễ bị phân tâm"
- "Tôi không thể có cuộc sống tốt đẹp được"

2. CÁC BƯỚC LOẠI BỎ NIỀM TIN HẠNH CHẾ
Muốn loại bỏ được hoàn toàn thì ta phải nhổ tận gốc của các niềm tin hạn chế này

Bước 1: Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Tôi có luôn tin vào điều này không?
- Niềm tin này ngu xuẩn và ngớ ngẩn như thế nào?
- Niềm tin này có còn giá trị không?
- Niềm tin này có từ đâu?
- Mình có bằng chứng gì để bảo vệ niềm tin này?
- Điều gì gợi ý rằng niềm tin này không đúng?
- Mình có biết ai có niềm tin trái ngược không?

Bước 2:
Tìm một niềm tin có sức mạnh hơn để thay thế (suy nghĩ để tìm ra những niềm tin có thể mang lại nhiều ý nghĩa tích cực hơn).Vd: Tôi có thể học môn Lý giỏi hơn và qua mỗi bài tập tôi lại thu được nhiều kiến thức hay.

Bước 3:
Hoà nhập với niềm tin mới và tưởng tượng mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào và cảm giác của bạn sẽ thay đổi ra sao (được điểm 10, được bạn bè nể phục,...). Hãy tiếp tục tưởng tượng bạn đang làm những điều bạn sẽ làm nếu có được niềm tin mới này. Và bạn hãy tự nói với bản thân mình rằng: điều này có thúc đẩy bạn không? Bạn có cảm thấy tốt không? Nếu cần bạn thử một niềm tin khác và áp dụng các bước như trên.

Sau đó, bạn hãy chọn một vài niềm tin giúp bạn cảm thấy thoải mái với bản thân. ĐIỀU QUAN TRỌNG trước khi bạn quyết định giữ niềm tin mới này, bạn phải CÂN NHẮC nó có ẢNH HƯỞNG đến người khác hay không?

Hãy tự chúc mừng vì bạn đã biết được cách kiểm soát được niềm tin của mình và từng bước thiết lập những niềm tin tích cực mới để thúc đẩy mình phát triển hơn.

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

6 thg 10, 2012

CÁCH THOÁT KHỎI SỰ CHÁN NẢN BẰNG CÁCH THAY ĐỔI DÁNG VẺ ĐIỆU BỘ CỦA BẠN

Mình chia sẻ cho các bạn một vài cách đơn giản để giúp bạn tìm lại được sự vui vẻ bằng các động tác, điệu bộ đơn giản không tốn thời gian mà lại có hiệu quả tức thì.

Các điệu bộ làm cho các bạn chán nản gồm:


1. Tư thế: Vai thòng xuống, đầu cuối thấp, lưng còng xuống
2. Mắt: Nhìn xuống, không tập trung
3. Hơi thở: Nông và chậm
4. Giọng nói: Âm vực thấp và chậm
5. Cơ bắp: Thả lỏng và căng ở cổ
6. Cơ mặt: Miệng ngậm lại, hai khoé môi xệ xuống, cơ mặt chảy xuống

CÁCH THOÁT KHỎI CHÁN NẢN: Các bạn phải chuyển đổi dáng vẻ điệu bộ như thế này

1. Tư thế: Thẳng vai lên, đầu ngẩng cao, người thẳng lên
2. Mắt: Nhìn lên, mở to ra, tập trung
3. Hơi thở: Thở nhanh hơn và sâu hơn
4. Giọng nói: Nói to hơn, nhanh hơn và giọng cao hơn
5. Cơ bắp: Làm căng cơ tay và vai
6. Cơ mặt: Miệng mở rộng ra, làm căng hai bên má


2 thg 10, 2012

CÁCH TĂNG SỰ TẬP TRUNG KHI LÀM VIỆC TRONG MÔI TRƯỜNG ỒN ÀO



Đây là một phương pháp rất có ích, nó cho bạn khả năng duy trì sự tập trung trong một môi trường ồn ào. Chúng tôi đã dạy phương pháp này cho những trẻ em thấy khó tập trung học tập do tiếng ồn trong lớp.

1. Hãy tưởng tượng bạn có một bức tường kính mờ cách âm bao quanh mình. Mọi việc vẫn diễn ra xung quanh, nhưng bạn không thể nghe thấy âm thanh gì và chỉ có thể nhìn thấy những hình ảnh mờ mờ qua tấm kính.

2. Bạn có thể phát triển phương pháp này sâu hơn bằng cách:
• Tưởng tượng bạn đang kéo tấm kính lên xuống khi bạn cần nó.
• Tạo ra một tấm bảng thông báo trên kính, tiếp đó bạn có thể đính những mâu ghi nhớ nhắc về những công việc cần thực hiện.
• Sử dụng thêm một máy điều hòa để bạn có thể kiểm soát nhiệt độ khi đang tập trung.

Khi bạn biết tâm trí mình hoạt động như thế nào thì phương pháp này hoàn toàn giúp ích cho bạn.


Trainer: Bích Hằng

1 thg 10, 2012

HIỂU VỀ BẢN THÂN – CÁC SIÊU XU HƯỚNG TÍNH CÁCH (Kỳ 3)



Chúng ta tiếp tục đến với 2 siêu xu hướng tính cách mới - xu hướng tại thời điểm và xu hướng xuyên thời gian

Bạn là người có xu hướng tại thời điểm, nếu bạn luôn sống trong hiện tại, không bao giờ lo lắng việc gì xảy ra tiếp theo – ví dụ: việc đến muộn trong một buổi họp hay một buổi tiệc không quan trọng với bạn miễn là bạn có đến. Bạn dành thời gian cho mọi người tất cả sự quan tâm chú ý bởi họ đang ở đó với bạn. Bạn trân trọng mỗi khoảnh khắc và luôn hết sức tập trung vào công việc bạn đang làm ở bất cứ thời điểm nào.
• Lợi thế: Có thể tập trung vào công việc, nhiệt tình và để tâm tới từng trải nghiệm
• Bất lợi: Thường xuyên muộn giờ và khiến mọi người có cảm giác là bạn không quan tâm đến việc bạn phải giữ đúng hẹn.

Nếu bạn dành thời gian để lập kế hoạch và đảm bảo không đến muộn trong các cuộc họp, buổi tiệc hay bất cứ sự kiện nào khác, bạn là người có xu hướng xuyên thời gian. Việc đảm bảo trước bằng cách lập kế hoạch về bước tiếp theo hay phân tích bước đã qua có thể ngăn cản bạn tập trung vấn đề trước mắt. Suy nghĩ của bạn luôn di chuyển qua quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong mắt người khác, bạn có thể bị coi là một người thiếu nhiệt tình.
• Lợi thế - Là người lên kế hoạch tốt và đảm bảo được thời gian.
• Bất lợi – Có thể khiến mọi người có cảm giác là bạn không tập trung vào các công việc hiện tại, việc đúng thời gian, đúng kế hoạch có thể trở nên quan trọng hơn cả bản thân công việc.


Trainer: Bích Hằng